SA209- Sound, nhóm lệnh âm thanh phần 2
SỬ DỤNG KHỐI LỆNH TRONG NHÓM LỆNH SOUND - PHẦN 2
(Sound Group Scratch)
A- Mục tiêu bài học SA209
Hướng dẫn sử dụng các khối lệnh sau đây:
Lưu ý:
- Trong lĩnh vực âm nhạc, nhịp độ (tempo) là tốc độ nhanh hay chậm (vừa) của một bản nhạc; nó là yếu tố rất quan trọng của bất kỳ một tác phẩm âm nhạc nào. Nhịp độ của một bản nhạc thông thường sẽ được viết ở phần bắt đầu của bản nhạc.
- Căn cứ vào loại nốt nhạc trong một bản nhạc thì nhịp độ sẽ giúp chúng ta xác định số nhịp (phách) cần phát ra (đánh) trong mỗi phút (beats per minute - ký hiệu bpm). Nếu một bản nhạc có số nhịp độ càng cao thì số lượng phách phải đánh trong một phút sẽ càng nhiều và như vậy bản nhạc sẽ được chơi nhanh.
- Trong Scratch, nhịp độ mặc định được đặt là 60 bpm (vừa). Ví dụ, nếu muốn bản nhạc chơi nhanh hơn ta đặt là 120 bpm hoặc chậm hơn là 30 bpm.
1- Khối lệnh play note () for () beats play note (60 v) for (0.5) beats
+ Ý nghĩa: Chơi nốt nhạc trong khoảng thời gian xác định
2- Khối lệnh play drum () for () beats play drum (1 v) for (0.2) beats
+ Ý nghĩa: Chơi tiếng trống trong khoảng thời gian xác định
3- Khối lệnh set instrument to () set instrument to (1 v)
+ Ý nghĩa: Lựa chọn một nhạc cụ để phát âm thanh
4- Khối lệnh change tempo by () change tempo by (20)
+ Ý nghĩa: Thay đổi nhịp độ của bản nhạc
5- Khối lệnh rest for () beats rest for (0.2) beats
+ Ý nghĩa: Xác định quãng nghỉ giữa 2 nốt nhạc liên tiếp
6- Khối lệnh set tempo to () bpm set tempo to (60) bpm
+ Ý nghĩa: Đặt nhịp độ cho một bản nhạc (nhanh/chậm/vừa)
7- Khối lệnh tempo (tempo)
+ Ý nghĩa: Báo cáo nhịp độ hiện hành của bản nhạc
B- Trích đoạn nội dung bài giảng Scratch SA209
(Lưu ý: Xem video rõ nét ở chế độ phóng to toàn màn hình)
C- Nội dung chính bài giảng Scratch SA209
HỌC XONG LÀM NGAY RA SẢN PHẨM
Sau khi đăng nhập thành viên thích hợp, các video bài giảng sẽ xuất hiện tại đây!